Cường độ ánh sáng là một khái niệm vật lý mô tả lượng ánh sáng phát ra theo một hướng nhất định trong không gian. Nó là đại lượng đặc trưng cho khả năng chiếu sáng của một nguồn sáng theo một phương xác định.
Định nghĩa cường độ ánh sáng chuẩn (theo vật lý)
Cường độ ánh sáng (ký hiệu: I)" là đại lượng đo bằng quang thông phát ra trong một đơn vị góc khối (steradian) theo một hướng nhất định.
Đơn vị đo: Candela (cd)
Cường độ ánh sáng hiểu đúng một cách đơn giản
Hãy tưởng tượng một bóng đèn phát sáng.
Nếu nó phát sáng mạnh về một phía (ví dụ đèn pin), thì cường độ ánh sáng theo hướng đó cao.
Nếu ánh sáng lan tỏa đều khắp mọi hướng (ví dụ như bóng đèn tròn), thì cường độ ánh sáng sẽ được chia nhỏ ra cho từng hướng → cường độ theo từng hướng sẽ thấp hơn.
Cường độ ánh sáng giống như "mức độ tập trung của ánh sáng" theo một hướng nhất định.
Cùng một bóng đèn, nếu ta thu hẹp góc chiếu, thì ánh sáng sẽ tập trung hơn, và cường độ sẽ tăng.
Các đại lượng liên quan đến cường độ ánh sáng
Quang thông (lumen - lm): tổng lượng ánh sáng phát ra theo mọi hướng.
Cường độ ánh sáng (cd) = Quang thông phát ra trên mỗi steradian
Công thức đơn giản:
I=Ω/Φ
"Bài viết có tính chất tham khảo, bổ sung, chia sẻ kiển thúc và hỗ trợ... vui lòng tham khảo thêm các tài liệu khác và chúng tôi từ chối mọi Quyền Lợi - Trách Nhiệm liên quan đến sử dụng nội dung trong bài viết mà chưa được sự chấp thuận từ công ty bằng Văn Bản."
Nguồn: Tổng hợp kiến thức !