Khái niệm về âm thanh hội thảo, vai trò của các thiết bị âm thanh trong hội thảo các các chức năng chính của thiết bị, một số điểm cần lưu ý khi thiết kế phòng hội thảo
Khái niệm về âm thanh hội thảo, vai trò của các thiết bị âm thanh trong hội thảo các các chức năng chính của thiết bị, một số điểm cần lưu ý khi thiết kế phòng hội thảo
DANH MỤC CHÍNH
Đây là một khái niệm, thuật ngữ dùng để chỉ đến hệ thống âm thanh và các thiết bị hỗ trợ được sử dụng tại các phòng hội nghị, hội thảo, phòng đào tạo... giúp tăng cường âm lượng người nói tới người nghe, tạo nên nội dung hội thảo trọng tâm và đơn giản hơn.
Lợi ích cơ bản và cốt lõi nhất của hệ thống hội thảo đó là:
Hệ thống âm thanh hội thảo tốt thể hiện sự chuyên nghiệp và tận tâm của ban tổ chức.
Giúp cho việc thuyết trình, nêu ý kiến dễ dàng và đơn giản hơn, không gây cảm giác khó chịu khi phát biểu.
Khi người tham dự có thể thoải mái tương tác, lắng nghe và phát biểu ý kiến thì đã phần nào tạo nên sự thành công của buổi hội thảo.
Về cơ bản thiết bị âm thanh hội thảo sẽ gồm có
Hệ thống hội thảo: Hệ thống điều khiển cuộc họp, hệ thống mic phát biểu cho chu tịch và đại biểu loại có dây hoặc không dây, có bỏ phiếu hoặc không
Camera trực tuyến: nếu dùng hội thảo trực tuyến
Máy tính: Nếu có trình chiếu, xử lý dữ liệu
Mic để bục: Để bục phát biểu nếu phòng hội thảo lớn, có bục phát biểu.
Mic không dây: hỗ trợ các vị trí ngồi xung quanh, không cố định có thể tham gia cuộc họp.
Tăng âm: Dùng để kết nối mic không dây, mic hội thảo, mic để bục và loa
Loa: Dùng để tăng cường âm lượng cho phòng họp, phòng hội thảo... thường dùng loa cột, loa hộp để giảm tiếng rú rít
Mixer, DSP, EQ: Các thiết bị hỗ trợ lọc tiếng, chỉnh tiếng.
Khi xây dựng một hệ thống âm thanh cho phòng hội thảo, chúng ta sẽ cần phải cân nhắc các thiết bị sau đây là chính:
Loa: đây là thiết bị đóng vai trò quan trọng khi quyết định hệ thống âm thanh hội nghị, hội thảo có thành công hay không. Bởi loa là thiết bị phát âm thanh ra ngoài nên âm thanh hay mới có thể khiến cho người tham dự thoải mái, dễ chịu được. Nếu phòng có diện tích rộng thì sẽ cần đến nhiều loa và công suất phải lớn và ngược lại nếu diện tích phòng hội nghị nhỏ thì chỉ cần dùng loa số lượng ít thôi. Nêu dùng các loại loa có kích thước nhỏ gọn để việc lắp đặt trở nên dễ dàng hơn. Nên dùng loa hộp, hạn chế loa gắn trần.
Amply: là một thiết bị quan trọng trong hệ thống âm thanh hội nghị vì nó chiếm đến 40% chất lượng âm thanh. Bởi vậy, bạn hãy chọn những loại amply tốt có công suất lớn hơn tổng công suất của loa để có thể phát tán âm thanh rõ và nét, hạn chế các âm thanh rè, tạp âm và hiện tượng méo tiếng.
Micro: là thiết bị thu âm thanh, trong đó micro được dùng trong hội thảo được chia làm 2 loại, đó là micro chủ tọa và micro đại biểu. Căn cứ theo nhu cầu mà có số lượng micro phù hợp
Micro không dây cầm tay: Khi số lượng ghế qua đông và chúng ta có nhiều hàng ghế phía ngoài, chủ yếu nghe và hiếm khi phát biểu thì có thể dùng micro cầm tay không dây, đơn giản, tiện dụng như: Bộ 2 Mic cầm tay và bộ thu ITC T-521F
Micro để bục: dạng cổ ngỗng, để phát biểu, khai mạc. Có thể sử dụng Mic cổ ngỗng để bàn, bục phát biểu ITC TS-338
Trên chỉ là một số gợi ý cơ bản, để biết thêm chi tiết, các bạn có thể liên hệ chúng tôi theo thông tin bên dưới.